Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng phần thô cho công trình dân dụng
1. Chọn gạch xây tường
Gạch là một loại vật liệu quan trọng bậc nhất, ngôi nhà của bạn chắc hay không, chất hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại gạch bạn sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại gạch xây dựng: gạch đất nung, gạch không nung và gạch Block siêu nhẹ (bê tông khí chưng áp AAC).
Gạch Block siêu nhẹ (bê tông khí chưng áp AAC).
– Gạch đất nung là gạch truyền thống hiện được sử dụng rộng rãi đến 80%. Gạch được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao.
– Gạch không nung là loại gạch được chế tạo từ cốt liệu như đá, cát, xi măng hoặc vật liệu phế thải và phụ gia.
– Gạch Block siêu nhẹ (bê tông khí chưng áp AAC).
1. Tỉ trọng nhẹ
Từ 800 – 850kg/m3, tương đương 1/2 gạch đặc, 2/3 gạch rỗng 2 lỗ, 1/5 tỷ trọng gạch bê tông thông thường.
Giúp giảm tải trọng tòa nhà giảm kết cấu móng dầm cột
Giúp giảm chi phí xây thô từ 10 -> 12%
Giúp giảm tiêu hao nhân công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
2. Tính bảo ôn cách nhiệt cao:
Hệ số dẫn nhiệt khoảng 0.11 -> 0.22W/mok, bằng 1/4 đến 1/5 hệ số dẫn nhiệt gạch nung, tương đương 1/6 hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông thông thường.
Sử dụng sản phẩm gạch nhẹ – gạch bê tông khí chưng áp sẽ giảm tới 40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà.
Gạch bê tông khí chưng áp có chiều dày 20cm sẽ tương đương hiệu quả bảo ôn của tường gạch đất nung có chiều dày 49 cm.
3. Cách âm tốt:
Gấp 2 lần gạch xây thông thường nhờ kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao trong mỗi viên gạch nhẹ – gạch bê tông khí. Độ cách âm gạch nhẹ – Gạch Bê tông khí chưng áp từ 40db –> 47db trong khi gạch xây thông thường từ 20db –> 28db.
4. Tính chịu nhiệt:
Khi ở nhiệt độ 6000C, cường độ kháng nén của gạch nhẹ – gạch bê tông khí chưng áp tương đương với khi ở nhiệt độ thường vì vậy tính năng chống cháy của gạch nhẹ – gạch bê tông khí chưng áp trong xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp I theo tiêu chuẩn Quốc gia
5. Khả năng chịu chấn động tốt:
Vì trọng lượng của gạch nhẹ – gạch bê tông khí thấp nên trọng lực đặt lên mặt đất thấp. Với kết cấu thể xốp, nên Gạch block siêu nhẹ (bê tông khí chưng áp – AAC) có khả năng hấp thụ xung lực rất tốt, khả năng chiụ động đất tốt hơn hẳn so với gạch xây thông thường.
6. Có các kích thước phù hợp
Linh hoạt trong kích thước gạch giúp tăng diện tích sử dụng.
Tường 200mm giảm xuống 150mm
Tường 100mm giảm xuống 80mm.
7. Gia công dễ dàng:
Gạch nhẹ – gạch bê tông khí có thể khoan, cắt, đóng đinh v.v… cũng như có thể thêm cốt thép vào trong khi thi công, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong thi công.
8. Linh hoạt trong sản xuất và thân thiện với môi trường:
-Gạch block siêu nhẹ (bê tông khí chưng áp – AAC) có thể sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, tuỳ theo điều kiện của từng vùng, đồng thời có thể tận dụng các loại phế thải công nghiệp khác. Trong quá trình sản xuất công nghiệp không phát thải khí, chất thải rắn, nước thải ra môi trường.
-Để kiểm tra chất lượng gạch tốt hay xấu, chúng ta có thể lấy vật cứng gõ nhẹ vào viên gạch, âm thanh phát ra trong trẻo dứt khoát thì chắc hẳn đó là một viên gạch tốt. Hoặc có thể kiểm tra bằng cách làm vỡ một viên gạch, khi đó nó sẽ không vỡ vụn ra thành nhiều mảnh nhỏ. Một cách khác nữa đó là bạn ngâm viên gạch vào trong nước khoảng 24 giờ, sau đó kiểm tra trọng lượng của nó. Nếu trọng lượng nặng thêm hơn 15%, bạn không nên sử dụng loại gạch này. Ví dụ, một viên gạch nặng 2kg không được nặng quá 2,3kg sau khi bị ngâm trong nước 24 giờ.
2. Chọn Cát:
-Cát là 1 trong những thành phần cấu tạo rất quan trọng trong việc xây nhà. Khi nhìn vào tường ta thấy các vết rạn chân chim hay những cạnh tường, cạnh cột rất dễ vỡ. Nguyên nhân chính là do cát gây ra.ạ
-Nên chọn những loại cát có hạt vừa phải không được quá lớn và đặc biệt là không được có tạp chất (như rác, đá, vỏ chai, nilong….). Cát sử dụng để tô thì phải sử dụng tấm lưới lọc bỏ các tạp chất ra và chọn những loại cát mịn nhất để quá trình tô trát được phẳng lì và đẹp. Còn cát sử dụng cho lót nền thì bạn có thể sử dụng bất kì loại cát nào cũng được.
-Một phương pháp kiểm tra khoa học chất lượng của cát là đổ cát vào nửa bình thủy tinh, thêm một ít nước vào rồi quấy lên, cát sẽ lắng xuống đáy, các chất bẩn sẽ xuất hiện rõ. Có một nguyên tắc là nếu hàm lượng bùn hoặc bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cát đó cần được làm sạch trước khi sử dụng. Một điều cần chú ý là không nên sử dụng cát nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn trong bê tông và xây thô
3. Chọn Xi măng:
-Xi măng là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo. Xi măng là thành phần quan trọng nhất trong công tác xây, tô và đổ bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ đảm bảo sự vững chắc cho công trình xây dựng. Nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của nhà thầu cũng như kiến trúc sư.
-Hiện nay tất cả các loại xi măng trên thị trường đều đạt một tiêu chuẩn nhất định, vì vậy việc sử dụng xi măng mới là điều đáng nói. Hãy sử dụng các loại xi măng chuyên dụng cho từng công đoạn ứng với trên bao bì sẽ mang lại hiệu quả cao.
4. Chọn thép:
– Bê tông có sức chịu lực nén tốt nhưng chịu lực kéo và lực uốn kém. Để khắc phục điều này, thanh thép cần phải được đặt trong bê tông để có thêm sức chịu lực cần thiết. Do đó mới xuất hiện thuật ngữ bê tông cốt thép.Hãy lựa chọn thép từ những thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn nên tham khảo kích cỡ và chủng loại thép từ kiến trúc sư của bạn.
– Sàn bê tông hay có vết nứt: Lỗi thường do bố trí thép không đủ, lớp thép momen bố trí không đúng hay chiều dày lớp bê tông cũng chưa đủ…
– Sàn bê tông bị rung: CŨng do bố trí khoảng cách a giữa các thanh thép sàn chưa hợp lý. Quý vị nên đặt 2 lớp thép mỗi lớp có Khoảng cách a =200*200. Vì với sắt hai lớp như vậy thì tốc đọ truyền lực từ sàn về dầm cột sẽ rất nhanh. Sàn sẽ không bị rung và hoàn toàn không nứt dạn nếu kết hợp với bê tông chuẩn.
5. Chọn đá:
– Thị trường thường có hai loại đá đó là Đá trắng và đá xanh đen. Về độ cứng đá xanh đen sẽ tốt hơn đá trắng.
– Trong công trình dân dụng thường sử dụng đá 1*2 và 4*6.
Đá 1*2 thường dùng làm bê tông cột, dầm, sàn nhà, đá 4*6 thường dùng cho cấu kiện bê tông lớn hay bê tông lót móng.